Hai loài thú hoang mang nguồn gien cổ đại đang được bảo vệ nghiêm ngặt trong khu rừng ở Quảng Nam

Chủ nhật - 10/12/2023 22:46
Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách của cánh rừng già Đông Giang (Quảng Nam), đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ, là bảo tồn cho 2 loài thú mang nguồn gen cổ đại là Sao la và Mang lớn. Nhưng, để bảo tồn được hai loài thú có nguy cơ tuyệt chủng cực kỳ cao này thì đòi hỏi
Hai loài thú hoang mang nguồn gien cổ đại đang được bảo vệ nghiêm ngặt trong khu rừng ở Quảng Nam
không biết bao nhiêu máu, mồ hôi của những con người thầm lặng. 

Ngủ lán, ăn rừng

Chúng tôi tới Khu bảo tồn Sao la Quảng Nam (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) kịp lúc cùng anh Lê Ka Thắng (48 tuổi, nhân viên khu bảo tồn) và bốn người khác chuẩn bị đi về hướng cánh rừng tỏa sương khói mù mịt. 
Chuyến đi của họ dự kiến sẽ kéo dài 8 ngày, trong ba lô mỗi người đem máy bẫy ảnh, gạo, thức ăn, túi ngủ, võng, áo quần... nặng hơn 20kg.
Đôi chân của họ được bảo vệ bằng đôi tất kéo dài lên phía trên gối rồi bó lại để chống vắt - loại sinh vật hút máu đầy rẫy trong rừng. Họ men theo con suối rồi luồn sâu vào rừng bằng lối mòn nhỏ chằng chịt cây cối. Chừng hơn 2 tiếng đồng hồ thì họ dừng lại ở cái chòi được dựng tạm làm nơi che nắng che mưa để nghỉ ngơi.

Sau bữa ăn sáng, anh Thắng cùng đồng nghiệp tay cầm cây rựa, khoác ba lô đi đặt bẫy ảnh. Họ luồn qua cây rừng chằng chịt dây leo nằm xếp lớp, dưới chân, im ắng đến cảm giác nghe được tiếng vắt núi bắt đầu đánh hơi người, búng lách tách dưới tán lá...

Giữa rừng già, chẳng cần la bàn hay bản đồ, những đôi chân vẫn thoăn thoắt đến từng vị trí một cách chính xác bởi họ đã quá quen thuộc cung đường này trong chừng ấy năm.

Anh Thắng cười, tếu táo: “La bàn nhiều lúc còn hư, chứ chúng tôi thì không”. Nói rồi anh dùng rựa phát những dây leo đang bám quanh một gốc cây, rồi thao tác lắp bẫy ảnh. “Mỗi bẫy ảnh cách nhau 2km. Vị trí đặt bẫy là những nơi ít cây mọc để camera có thể ghi lại một khoảng không gian rộng” - anh Thắng giải thích.

Để có thể chụp được hình ảnh con Sao la (cao khoảng 0,9m), một kiểm lâm viên phải quỳ, bò xuống đất để người khác căn chỉnh bẫy ảnh. 

Bẫy sau đó được gắn vào gốc cây và khóa chặt, theo chu kỳ hai tháng thay pin và thu thẻ nhớ lấy dữ liệu. “Lịch trình là như vậy nhưng vài ngày phải đi kiểm tra xem có người phá, xê dịch hoặc lá cây rụng xuống che ống kính camera hay không” - anh Thắng nói.

Nguồn tin: https://danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây