Bạn đã từng mơ ước về một đất nước Hàn Quốc với những hòn đảo rực rỡ sắc hoa mỗi độ xuân về. Bạn đã...
Mặt hàng bày bán chủ yếu là các loại rau dớn, củ sắn, măng khô, măng tươi, tiêu rừng, ớt rừng, mật ong, tất cả các sản phẩm thường được hái trên rừng hoặc là trồng tại gia đình không thuốc bảo vệ thực vật nên toàn là nông sản sạch. Vốn dĩ có tên là chợ năm ngàn vì hầu hết các sản phẩm ở đây được bán với giá 5 ngàn. Hiện, chợ bày bán đủ các loại nông sản và sản vật do người địa phương trồng hoặc hái từ trên núi mang về.
Ban đầu, người dân thường họp chợ lúc 5 giờ chiều nhưng sau này do nhu cầu phát triển hơn thì chợ bắt đầu từ 7h30 sáng. Những người bán hàng ở đây đều là phụ nữ địa phương. Mặt hàng bày bán chủ yếu là các loại rau dớn, củ sắn, măng khô, măng tươi, tiêu, ớt rừng, mật ong... và đều có giá 5 ngàn đồng.
Trước đây, bà con ở đây không biết buôn bán. Khi làm ra hạt lúa, củ sắn hay trồng được bó rau cũng chỉ để ăn, nhiều thì đem tặng nhau. Từ ngày có chợ 5 ngàn này, người dân địa phương đã biết đưa hàng ra chợ bày bán. Một điều khá thú vị, là “thương lái” ở đây là người Cơ Tu xưa nay chân lấm tay bùn. Nhiều người trong họ chưa học hết lớp 5, có người không biết chữ, có người không nói được tiếng phổ thông nhưng họ đã mạnh dạn tự mình đem các sản vật từ rừng đi bán. Lần đầu họ còn bỡ ngỡ nhưng một ngày, hai ngày, ba ngày rồi thành quen.
Bà Bh’Liêng Tân (thôn Agrồng, xã A Tiêng) năm nay gần 70 tuổi. Tuổi đã cao, nhưng ngày nào bà cũng có mặt ở chợ để bán hàng dù lắm hôm chỉ có vài mớ rau hay ít tiêu rừng. Bà Bh’Liêng Nhoi kể: “Ngày trước bà con ở đây không biết buôn bán, Nay người Cơ Tu mình học theo Atụt (người Kinh), sản phẩm làm ra nhiều mình đem ra chợ đổi tiền mua sắm thứ khác trang trải cuộc sống gia đình. Người Cơ tu xung quanh đây cũng thường mang rau của nhà trồng được đem đến chợ này bán. Rau của mình không dùng bất cứ loại thuốc nào. Khách dưới đồng bằng lên đây mua rất đông!”, bà Bh’Liêng Tân chia sẻ.
Chính vì những sản phẩm tại đây đều là những sản phẩm sạch, mang đậm nét văn hóa ẩm thực vùng cao và được bán bởi chính những người dân bản địa đã làm cho chợ ngày càng đông đúc mặc dù ở gần đó có chợ huyện lớn hơn, đa dạng về sản phẩm hơn. Và từ đó tới nay, sau những giờ lên đồng lên rẫy, trai gái Cơ Tu lại đong đầy từng chai rượu Tà Vạt, Ba Kích, buộc đằng sau lồng heo mọi, hay lủng lẳng từng buồng chuối treo kèm theo chồng lá dong, dây lạt chất đầy trên xe đạp, xe máy hướng xuống chợ.
Còn trên đồi cao, các chị các mế cũng trĩu đầy gùi rau, măng rừng, con cá suối để hướng về phía chợ. Càng ngày chợ càng đông khách, đủ màu sắc từ rau màu sản vật cho đến các tấm thổ cẩm, gùi mây được bày bán. Và rất nhiều đoàn khách thập phương cũng thú vị được hòa cùng nét rộn rã của phiên chợ Tết vùng cao Tây Giang độc đáo này
A lăng Tối là Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tây Giang, và A Lăng Tối cũng chính là “đồng tác giả” của khu chợ chiều 5 nghìn này. Alăng Tối chia sẻ: “Trước đây chợ chiều 5 Ngàn chỉ là bãi đất trống bên đường. Nhưng khi thấy bà con bán nông sản gặp trời nắng hay mưa gió nên chính quyền huyện Tây Giang đã huy động xây dựng trên diện tích gần 200m2, bằng sắt thép, lợp tôn, với tổng kinh phí là 150 triệu đồng. Chợ có tên gọi ấn tượng là Chợ chiều Năm Ngàn, vì mỗi loại nông sản được bán với giá năm ngàn đồng, người mua không được hạ giá và người bán cũng không được tăng giá!".Vậy là trước nhu cầu buôn bán ngày càng nhiều của bà con, phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tây Giang đã tham mưu cho huyện chọn vị trí, mặt bằng thuận lợi để xây chợ nhằm khuyến khích bà con mình tiếp cận dần với nghề mới, tăng thu nhập. Giúp đồng bào Cơ Tu ở huyện thay đổi tư duy sản xuất từ tự cung tự cấp sang hàng hóa, thị trường. Họ làm ra sản phẩm nông nghiệp bán được, có tiền sẽ là nguồn động viên khuyến khích họ ham làm giàu.
Có chợ mới, nhiều hộ dân từ các xã lân cận như Anông, Lăng, Bhalêê, thậm chí các xã biên giới xa xôi như Tr'hy hay xã vùng thấp như Avương cũng nườm nượp chở đủ các loại rau, củ, quả đem bán tại chợ, tạo thu nhập kinh tế gia đình. Chưa hết, chính quyền địa phương thống nhất không thu thuế buôn bán của bà con, tạo mọi điều kiện tốt nhất để bà con làm ăn. Hiện nay, “chợ 5 ngàn đồng" đang là điểm dừng chân thú vị cho du khách khi đặt chân tới huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Địa phương cũng đang có chủ trương nhân rộng mô hình chợ này về các xã và đưa các mặt hàng đặc sản của địa phương.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn